Có không ít những người coi đồng tính nói riêng và LGBT nói chung là bệnh, là trái đạo lý, với lý do rằng LGBT phá vỡ quy luật Âm - Dương, và đưa ra những "giải pháp cân bằng Âm Dương" như ăn uống, thuốc men... Vậy những lập luận đó có đúng hay không? Quan niệm về triết lý Âm - Dương có bài trừ đồng tính và ép nam phải là Dương, nữ phải là Âm hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
CÁC QUY LUẬT CỦA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNGQuy luật về bản chất của các thành tố:
- Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố:
- Trong âm có dương, trong dương có âm.
- Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau
- Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Từ quy luật trên, ta hiểu rằng việc xác định một sự vật là âm hay dương chỉ là tương đối và luôn đặt trong một sự so sánh với vật khác. Ví dụ đơn giản:
Nước đối với Lửa thì Nước là âm, Lửa là dương.
Nước đối với Băng thì Nước là dương, Băng là âm.
Vì vậy, ta không thể áp đặt một khái niệm nào là hoàn toàn dương hay hoàn toàn âm, từ đó việc luôn luôn mặc định Nam = Dương, Nữ = Âm là chưa đúng, thậm chí là đi trái với quy luật. Một người, cho dù là nam hay nữ, cũng đều có trong mình cả "âm" và "dương" và mỗi người lại có một sự đa dạng khác nhau.
Quy luật âm dương, suy cho cùng, không phải là triết lý về các cặp đối lập, mà là về bản chất và quan hệ của hai khái niệm "âm", "dương". Nó không phải dùng để gán cho vật này luôn luôn là dương hay luôn luôn là âm, mà dùng để xét tính âm hay tính dương của vật này so với vật khác. Quy luật này, khi xét với những cặp đôi cùng giới, vẫn hoàn toàn đúng và không hề sai trái. Ví dụ ở một cặp đôi cùng giới:
Thầy Trần Ngọc Thêm, tác giả của cuốn "Cơ sở Văn hóa Việt Nam" hiện đang được sử dụng để giảng dạy tại tất cả các trường Đại học tại Việt Nam, cũng đã khẳng định rằng: Người đồng tính hoàn toàn phù hợp với quy luật âm dương và góp phần cân bằng âm dương.
Trong "Âm" có "Dương" và trong "Dương" có "Âm" |
Quy luật âm dương, suy cho cùng, không phải là triết lý về các cặp đối lập, mà là về bản chất và quan hệ của hai khái niệm "âm", "dương". Nó không phải dùng để gán cho vật này luôn luôn là dương hay luôn luôn là âm, mà dùng để xét tính âm hay tính dương của vật này so với vật khác. Quy luật này, khi xét với những cặp đôi cùng giới, vẫn hoàn toàn đúng và không hề sai trái. Ví dụ ở một cặp đôi cùng giới:
Người A đi làm bên ngoài, mang tính dương;
người B ở nhà nội trợ và nuôi dạy con, mang tính âm.
Người B tính cách sôi nổi, nóng nảy, mang tính dương;
người A tính cách trầm tĩnh, mang tính âm.
Thầy Trần Ngọc Thêm, tác giả của cuốn "Cơ sở Văn hóa Việt Nam" hiện đang được sử dụng để giảng dạy tại tất cả các trường Đại học tại Việt Nam, cũng đã khẳng định rằng: Người đồng tính hoàn toàn phù hợp với quy luật âm dương và góp phần cân bằng âm dương.
TonyMew
_____________________
Tham khảo thêm tại:
Wikipedia Tiếng Việt | Âm Dương
Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm) | Trang 54-55-56