Sau đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trung Thu, tỉnh Long An, về việc đưa quyền chuyển đổi giới tính vào dự thảo luật dân sự.
“Tôi tán thành với dự thảo luật lần này tách việc chuyển đổi giới tính thành một điều riêng (điều 37) và chỉnh lý nội dụng này theo hướng xác định việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Tôi cho rằng quy định như vậy đảm bảo thận trọng, hợp lý vì việc chuyển đổi giới tính kéo theo những vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân gia đình, chính sách an sinh xã hội... Đồng thời cũng giải quyết được những vấn đề phát sinh với những người đã chuyển giới”.
Ông Thu cũng đề nghị, Quốc hội nên xem xét vấn đề chuyển giới tính ở góc độ vừa là quyền con người vừa là thực tiễn xã hội đặt ra. Thực tế người chuyển giới ở nước ta ngày càng thể hiện rõ rệt hơn nhưng chưa được công nhận, chưa có quyền xác định lại giới tính, mặc dù việc chuyển đổi giới tính đang tồn tại khách quan nhưng thực chất họ sống ngoài vòng phủ sóng như người vô hình. Bản thân người chuyển giới đã chịu khó khăn trong đời sống, việc làm, y tế, an sinh xã hội; bị chính gia đình và xã hội kỳ thị, trong khi các cơ chế hỗ trợ, nhất là hỗ trợ pháp lý chưa thực sự hợp lý.
Theo ông Thu, thực tế một số trường hợp người chuyển giới bị xâm hại nhưng không hoặc chưa được bảo vệ một cách thích đáng. Điều này xuất phát từ không công nhận chuyển giới.
Việc thực thi pháp luật hình sự với người chuyển giới cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành một số hoạt động trong điều tra, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, cũng như trong quá trình thi hành án hình sự.
Có một số biện pháp cưỡng chế và khi thực hiện cần căn cứ vào giới tính như khám người, tạm giữ, tạm giam; án tù có thời hạn, tù chung thân trong tố tụng hình sự.
Thực tiễn cho thấy, áp dụng các biện pháp này đối với người chuyển giới có một số khó khăn nhất định và có thể xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của họ.
“Tôi cũng đề nghị ban soạn thảo cần thông tin hiện nay có bao nhiêu quốc gia trên thế giới công nhận chuyển giới và hệ quả ra sao để Quốc hội có thêm cơ sở” – ông Thu nói.
Ông Thu cũng đề nghị, Quốc hội nên xem xét vấn đề chuyển giới tính ở góc độ vừa là quyền con người vừa là thực tiễn xã hội đặt ra. Thực tế người chuyển giới ở nước ta ngày càng thể hiện rõ rệt hơn nhưng chưa được công nhận, chưa có quyền xác định lại giới tính, mặc dù việc chuyển đổi giới tính đang tồn tại khách quan nhưng thực chất họ sống ngoài vòng phủ sóng như người vô hình. Bản thân người chuyển giới đã chịu khó khăn trong đời sống, việc làm, y tế, an sinh xã hội; bị chính gia đình và xã hội kỳ thị, trong khi các cơ chế hỗ trợ, nhất là hỗ trợ pháp lý chưa thực sự hợp lý.
Theo ông Thu, thực tế một số trường hợp người chuyển giới bị xâm hại nhưng không hoặc chưa được bảo vệ một cách thích đáng. Điều này xuất phát từ không công nhận chuyển giới.
Việc thực thi pháp luật hình sự với người chuyển giới cũng gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành một số hoạt động trong điều tra, biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, cũng như trong quá trình thi hành án hình sự.
Có một số biện pháp cưỡng chế và khi thực hiện cần căn cứ vào giới tính như khám người, tạm giữ, tạm giam; án tù có thời hạn, tù chung thân trong tố tụng hình sự.
Thực tiễn cho thấy, áp dụng các biện pháp này đối với người chuyển giới có một số khó khăn nhất định và có thể xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của họ.
“Tôi cũng đề nghị ban soạn thảo cần thông tin hiện nay có bao nhiêu quốc gia trên thế giới công nhận chuyển giới và hệ quả ra sao để Quốc hội có thêm cơ sở” – ông Thu nói.
[Nguồn: kenh14.vn]
Một số thông tin thêm về đại biểu:
Họ và tên: Nguyễn Trung Thu
Ngày sinh: 30/11/1958
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa , Long An
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Văn
Nghề nghiệp, chức vụ (hiện tại): Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Đoàn ĐBQH tỉnh Long An
Ngày vào đảng: 22/12/1982
Nơi ứng cử: Long An
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Ngày sinh: 30/11/1958
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa , Long An
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Văn
Nghề nghiệp, chức vụ (hiện tại): Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Đoàn ĐBQH tỉnh Long An
Ngày vào đảng: 22/12/1982
Nơi ứng cử: Long An
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
☀ Xem thêm về tiến trình vận động Luật dân sự cho người chuyển giới, tại đây:www.bit.ly/tientrinhTRANS
☀ Góp sức trong chiến dịch ĐỪNG BỎ SÓT thúc đẩy luật dân sự cho cộng đồng Người chuyển giới, tại đây: www.bit.ly/dungbosot2015